Sân bay Đồng Hới: Đánh thức tiềm năng thành phố biển

Tại các thành phố lớn trên thế giới, sân bay có vai trò động lực cho sự phát triển đô thị, thu hút đầu tư và gia tăng giá trị bất động sản trong khu vực.

Quy hoạch sân bay – thu hút đầu tư và phát triển kinh tế

Theo nghiên cứu về sự phát triển của đô thị sân bay trên toàn thế giới, nhà nghiên cứu thương mại hàng không John Kasarda cho biết: “Trước đây, sân bay thường được xây dựng cách xa thành phố để tránh tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn. Tuy nhiên, hiện nay, vai trò của thương mại đã khác, định hướng đi lại thay đổi, các cảng hàng không đã trở thành động lực cho sự phát triển đô thị và sức cạnh tranh của cộng đồng trong thế kỷ thứ 21”.

Sân bay là điểm trung chuyển quan trọng của dòng lưu thông hàng hóa, con người. Sự xuất hiện của sân bay góp phần hình thành mối kết nối giao thông, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xuất khẩu, du lịch. Dân cư bắt đầu tìm đến làm việc, sinh sống, tạo ra một vùng phát triển đô thị rộng lớn. Nhu cầu về những tiện nghi như khách sạn, khu mua sắm, văn phòng,…cũng ngày càng gia tăng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển trục tam giác đô thị hóa – công nghiệp hóa – du lịch của địa phương.

Điển hình, sân bay Frankfurt – một trong những sân bay lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 2.300 ha, công suất 65 triệu hành khách mỗi năm – đã giúp thành phố Frankfurt trở thành trung tâm vận tải của Đức và là thủ đô tài chính châu Âu. Đây được biết đến là thành phố của đầu tư, kinh doanh, thương mại với sự góp mặt của nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm – tài chính nổi tiếng và là nơi diễn ra nhiều hội chợ giao thương quan trọng.

Sân bay Đồng Hới – Động lực phát triển kinh tế, du lịch của thành phố biển

Tọa lạc ở xã Lộc Ninh (Quảng Bình), sân bay Đồng Hới là cảng hàng không dân dụng kết hợp với quân sự. Sân bay cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 6km về hướng Bắc và kết nối dễ dàng chỉ với 15 – 20 phút di chuyển.

Đáng chú ý, vị trí ngay trong thành phố của sân bay Đồng Hới rất giống với Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Cách Trung tâm thành phố chỉ 1km phía đông, từ sân bay Đà Nẵng, du khách nhanh chóng đến các điểm du lịch chỉ vỏn vẹn từ 5-20 phút. Qua khảo sát, được biết, đây là yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn của Đà Nẵng trong mắt du khách và người dân nơi đây.

Bên cạnh đó, lượng khách trong nước và quốc tế qua Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng luôn tăng trưởng cao qua các năm. Trong đó, rất đông du khách đến với Đà Nẵng để tham quan cụm di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn – Hội An – thành phố Huế. Tương tự, sân bay Đồng Hới cũng đón nhận đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan các địa danh du lịch nổi tiếng quốc tế như: Hang Sơn Đoòng, Hang Tú Làn,…cùng dải di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng.

Trước nhu cầu tăng cao của lượng khách du lịch đến với Quảng Bình, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Đồng Hới giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, nhà ga hành khách T2 sân bay Đồng Hới sẽ được nâng cấp công suất lên 3 triệu hành khách mỗi năm, tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng trên diện tích 1,1ha; cùng với sân đỗ ôtô và các công trình phụ trợ rộng 19ha.

Bộ Giao thông vận tải cũng dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển Cảng hàng không Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế để khai thác ổn định các chuyến bay quốc tế thường lệ.

Giống như Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, sân bay Đồng Hới hứa hẹn là một trong những “át chủ bài” góp phần quan trọng trong tốc độ phát triển của thành phố. Theo đó, trước thông tin nâng cấp sân bay, dòng vốn đầu tư đã nhanh chóng đổ về đón sóng phát triển tại Đồng Hới. Một trong những dự án đại diện cho giá trị nghỉ dưỡng hiện đại, quốc tế phải kể đến Dolce Penisola Quảng Bình.

Dự án tọa lạc tại thành phố Đồng Hới, nút giao giữa cầu Nhật Lệ II và đại lộ ven biển Võ Nguyên Giáp, cách sân bay khoảng 15 phút di chuyển. Từ Dolce Penisola Quảng Bình, du khách có thể hướng tầm mắt ra không gian rộng mở của 2 sân golf 18 hố và bãi biển Nhật Lệ – Bảo Ninh xinh đẹp.

Bên cạnh đó, đẳng cấp khách sạn Dolce Penisola Quảng Bình còn được thể hiện qua hệ thống tiện ích hiện đại như: sảnh dát vàng, bể bơi đáy kính trong suốt, cầu kính chân mây ở độ cao hơn 100m, CLB cigar, CLB rượu vang, casino, spa, yoga,…Được quản lý và vận hành bởi thương hiệu Dolce – thuộc tập đoàn Wyndham Hotel Group, các tiện ích đều được đo ni đóng giày để mang đến trải nghiệm thượng lưu khó quên, đáp ứng yêu cầu khắt khe của du khách trong và ngoài nước.

Song hành với việc nâng cấp Cảng hàng không Đồng Hới, dự án Dolce Penisola sẽ là cú hích cùng cộng hưởng, góp phần đánh thức tiềm năng tại Quảng Bình, đồng thời thúc đẩy nơi đây trở thành thiên đường nghỉ dưỡng, điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam và Châu Á.